Trang chủ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH Khám phá Chùa Phật cô đơn – nơi bình yên bên ngoài thành phố

Khám phá Chùa Phật cô đơn – nơi bình yên bên ngoài thành phố

bởi Ẩm Thực Du Lịch

Chùa Phật Cô Đơn hay còn được biết đến qua tên gọi Bát Bửu Phật Đài là một ngôi chùa với lịch sử lâu đời. Chùa được coi là một trung tâm tôn giáo và giáo dục quan trọng, và đồng thời cũng là một địa điểm du lịch thu hút cho người đến thăm và tìm hiểu về văn hóa Phật giáo của Việt Nam.

Gợi ý thêm: Bảo tàng Quảng Ninh – điểm đến cho những người muốn tìm hiểu về vùng đất mỏ

Khám phá Chùa Phật cô đơn – nơi bình yên bên ngoài thành phố

Chùa Phật cô đơn được biết đến với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni rất đẹp
Chùa Phật cô đơn được biết đến với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni rất đẹp

Chùa Phật cô đơn ở đâu? Đường đi tới chùa

Chùa Phật cô đơn nằm ở đâu là câu hỏi mà nhiều người dù ở TP Hồ Chí Minh hay du khách gần xa đều thắc mắc. Chùa Phật cô đơn tọa lạc tại số 22 Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đường đi từ trung tâm quận 1 đến chùa có khoảng cách tầm 25km về phía Tây. Người ta vẫn hay gọi nơi đây với cách gọi tắt là chùa Phật Cô Đơn Lê Minh Xuân.

premium bootstrap themes

Vì vị trí không quá xa trung tâm nên bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô nếu xuất phát từ nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, nếu muốn sử dụng phương tiện công cộng như xe bus thì có hai tuyển bus gần nhất để xuống xe đi bộ vào chùa Phật cô đơn.

  • Tuyến 71: Tuyến này đi qua ngay đối diện chùa bởi vậy bạn chỉ cần đi bộ một đoạn là có thể đến chùa.
  • Tuyến 81: Tuyến này sẽ có điểm dừng ở đoạn giao Mai Bá Hương và Trần Văn Giàu, điểm xuống trước khi qua cầu. Từ đây bạn đi bộ vào đường Mai Bá Hương khoảng 1km nữa là có thể đến được chùa.

Ngoài tên thông thường, nếu gặp khó khăn trong việc hỏi đường, đừng quên hỏi người dân một cách hỏi khác đó là đường đi bát bửu phật đài hoặc chùa phật cô đơn bình chánh. Vì có tương đối nhiều cách gọi nên việc hỏi đường đôi khi gặp một số khó khăn do cách nhớ tên của mội người.

Chùa Phật cô đơn là nơi được rất nhiều các bạn trẻ đến cầu duyên
Chùa Phật cô đơn là nơi được rất nhiều các bạn trẻ đến cầu duyên

Lịch sử chùa Phật cô đơn

Chùa Phật cô đơn, còn gọi là Bát Bửu Phật Đài, được cư sĩ Lê Chí Bình phát tâm cung dường 30ha đất để xây dựng với mục đích tôn tạo Tam bảo cho người dân địa phương có một chốn tâm linh để tìm kiếm sự bình an. Chùa được hoàn thành vào ngày 12-7-1956 và có một nhánh cây bồ-đề chiết từ đại thọ bồ-đề tại Benares, Ấn Độ.

Nền tảng của chùa được xây dựng trên tâm nguyện “để nhắc nhở cho lòng người trong sạch mỗi khi vào chùa chiêm bái” và trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, chùa đã tạo nên nhiều hiện tượng mầu nhiệm ngoài cả sự suy tưởng của con người, giúp lòng người yên ổn và trải qua nhiều khốc liệt của chiến tranh.

chua co don 7
Khuôn viên rộng rãi của chùa

Tên đầu tiên của ngôi chùa trên khu đất này là Chùa Thanh Tâm. Trong chiến tranh ngôi chùa đã bị tàn phá bởi bom đạn, nhưng kim thân của Đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, giữa không gian yên tĩnh. Dân cư xung quanh ngôi chùa cũng đã rời đi để tránh chiến tranh, chỉ còn lại bức tượng Phật.

Sau giải phóng, khi thanh niên và dân di cư đến lao động tại đây năm 1976, nơi này được gọi là chùa “Phật Cô Đơn” – ý nói Đức Phật đứng một mình giữa cánh đồng hoang vắng. Vì tiếng lành đồn xa, số người đến tại chùa để tầm bái ngày càng tăng và tên Phật Cô Đơn cũng ngày càng phổ biến.

Giờ mở cửa chùa Phật Cô Đơn

Giờ mở cửa đón khách của chùa là từ 5 giờ sáng đến 21 giờ tối tất cả các ngày trong tuần.

Kiến trúc chùa Phật cô đơn

Chùa hiện tại vừa được hoàn thành tu tạo lại vào năm 2019 có thể nói rất khang trang. Nằm trên diện tích lớn 30ha, nổi bật nhất trong toàn bộ kiến trúc tổng thể là tượng Phật cao 7m nặng 4 tấn nằm ở trong tâm trong khuôn viên chùa.

chua co don 5
Không gian xanh trong khuôn viên chùa Phật cô đơn

Bên cạnh đó thì ngay từ khi đặt chân vào khuôn viên chùa, du khách cảm nhận được một không gian trong lành và xanh mát của cây xanh bên cạnh mùi hương thơm thoang thoảng khiến mình như lạc giữa chốn tiên cảnh.

Cổng Tam Quan của chùa được xây dựng với sự công phu và những chi tiết, những đường chạm khắc vô cùng tinh xảo. Ngay khi bước vào khuôn viên chùa, ta sẽ cảm thấy thực sự ấn tượng . Trong chánh điện chùa Phật Cô Đơn là nơi thờ Phật A Di Đà, bên cạnh là tượng Phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp.

chua co don 4

Bên cạnh đó, chùa còn có các khu điện khác thờ phật bồ tát Chuẩn Đề, tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng phật Di lạc, tượng Địa tạng cùng rất nhiều những pho tượng phật khác được trạm vô cùng tinh xảo.

chua co don 3

Ngoài chánh điện, khuôn viên chùa còn chứa các điện thờ cho Đức Thánh Quan Công, Thích Thiện Bổn và ông Hổ. Tất cả đều được tôn vinh trong một cách trang nghiêm.

Cầu duyên tại chùa Phật cô đơn

Với người dân Nam bộ nói chung và người dân Hồ Chí Minh nói riêng thì chùa Phật cô đơn là một chốn linh thiêng, trải qua bao khắc nghiệt, thách thức của chiến tranh và thời gian thì chùa vẫn đứng vững và là nơi nương tựa về mặt tâm linh cho những người dân địa phương. Ngoài ra thì các bạn trẻ thường truyền tai nhau về sự linh nghiệm trong cầu duyên khi đến chùa xin duyên. Cầu Đức Phật phù hộ độ trì cho đường tình duyên được hanh thông để tìm được một người đồng hành như ý.

Những lưu ý khi đến chùa Phật Cô Đơn

  • Vì là một điểm du lịch văn hóa tâm linh, nên việc đầu tiên cần lưu ý đó là bạn cần phải mặc trang phục phù hợp, gọn gàng và tránh phản cảm. Để có những bức ảnh đẹp thì trang phục phù hợp với không gian xung quanh là rất quan trọng.
  • Đây là một nơi yên tĩnh, hầu hết du khách đến đây đều muốn trải nghiệm không gian yên tĩnh, sự bình an trong tâm trí nên tránh làm ồn hoặc gây ra những tiếng động lớn làm ảnh hưởng người xung quanh.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, dù là người đi cầu duyên hay chỉ là du khách vãn cảnh xuân thì bạn cũng có một gợi ý tốt cho mùa du xuân 2023 này. Chúc bạn và gia đình một năm mới nhiều sức khỏe và bình an.

You may also like

2 bình luận

Khám Phá Chùa Tây Phương - Đệ Nhất Cổ Tự Hà Nội Và Quần Thể Tượng Phật Độc Đáo February 4, 2024 - 3:43 am

[…] Khám phá Chùa Phật cô đơn – nơi bình yên bên ngoài thành phố […]

Trả lời
Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Nơi tôn vinh tri thức và nhân tài của dân tộc Việt Nam - Ẩm Thực Du Lịch February 4, 2024 - 9:32 am

[…] giống như các chùa chỉ thờ Phật như chùa Phật Cô Đơn hay chùa Huê Nghiêm. Văn Miếu Quốc Tử Giám, một di tích lịch sử và văn hóa […]

Trả lời

Leave a Comment